TÔN GIẢ NGÓI POMINA
mẹo xây dựng

Tổng hợp những cách chống thấm sàn nhà đơn giản

Thứ 3, 16/05/2023, 11:56 GMT+7

Nhà bị thấm dột vào mùa mưa là tình trạng rất phổ biến ở các công trình tại Việt Nam. Vậy đâu là nguyên nhân gây thấm dột và làm như thế nào để khắc phục tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu và tham khảo vài cách chống thấm sàn nhà đơn giản này nhé.

1. NGUYÊN NHÂN GÂY NÊN TÌNH TRẠNG SÀN NHÀ BỊ THẤM DỘT

Yếu tố tự nhiên là nguyên nhân chính đầu tiên tác động đến bề mặt công trình mà cụ thể là sân thượng, sàn mái.

Là một quốc gia có khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, hằng năm phải chịu ảnh hưởng nhiều từ hơn chục cơn bão lớn nhỏ từ biển Đông đổ bộ vào. Mưa bão tác động không ít đối với các công trình, gây nên tình trạng bong tróc sàn, tường làm mất mỹ quan và ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

Bên cạnh đó, với nền nhiệt khá cao, đặc biệt là miền nam Việt Nam với một mùa khô kéo dài cũng ảnh hưởng đến công trình nếu như trong quá trình xây dựng không được tính toán chính xác.

Hiện tượng co giãn do nhiệt gây nên tình trạng nứt nẻ vách sàn, gây thấm dột bên trong công trình.

cách chống thấm sàn nhà

Tường bị nứt là nguyên nhân chủ yếu gây dột 

>> Xem thêm: Bỏ túi kỹ thuật sơn tường nhà mà gia chủ nhất định phải biết

Hệ thống thoát nước xuống cấp hoặc không được bảo trì bảo dưỡng thường xuyên sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nước trên các sàn mái, sân thượng.

Nếu tình trạng này kéo dài sẽ làm bong tróc lớp phủ trên bề mặt, khiến sàn mái mất đi lớp bảo vệ thấm dột.

Đương nhiên không thể không kể đến những sai lệch trong quá trình thi công cũng gây nên sự xuống cấp của công trình, đơn cử một vài trường hợp như sau:

  • Sử dụng phương pháp chống thấm bằng màng khò nhưng lúc thi công màng khò không được dán khít mép hoặc sau một thời gian sử dụng màng khò bị co giãn, làm cho sàn bị thấm nước.

  • Ngay trong lúc thi công  không rà soát, kiểm tra độ ẩm trước khi lát gạch khiến nước ứ đọng.

  • Độ lún không được tính toán chính xác khiến nền móng bị nghiêng, lệch làm sai kết cấu công trình gây nứt nẻ sàn, tường.

  • Sử dụng vật liệu kém chất lượng, kém đàn hồi cũng ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ công trình gây nên tình trạng thấm dột.

>> Xem thêm: Cách giúp mái nhà tôn giả ngói luôn mát và bền

2. MỘT VÀI CÁCH CHỐNG THẤM SÀN HIỆU QUẢ

2.1. Sử dụng màng khò nóng

Đây là phương pháp chống thấm lâu đời nhất và đến hiện nay vẫn còn được sử dụng ở rất nhiều công trình. Được biết đến với tên gọi khác là màng khò nhiệt, sản phẩm này là dạng màng dẻo có độ dày 3-5 mm, được sản xuất từ hỗn hợp gồm Bitum và Polymer APP chọn lọc.

Màng khò được sử dụng bằng cách dùng nhiệt đun nóng chảy lớp nhựa rồi dán chặt xuống bề mặt cần chống thấm. Với những ưu điểm nổi bật như khả năng chịu nhiệt, chống thấm cao, chống được tia UV và tính đàn hồi tốt nên đến hiện nay vẫn được nhiều đơn vị thầu lựa chọn thi công.

Tuy nhiên, tuổi thọ của màng khò tầm hơn 10 năm, chỉ được đánh giá ở mức trung bình so với những phương pháp chống thấm khác.

chống thấm sàn nhà bằng màng khò nóng

Chống thấm sàn nhà bằng màng khò nóng

Nhược điểm duy nhất ở phương pháp này chính là sự phức tạp khi thi công. Quy trình sử dụng màng khò nhiệt đòi hỏi kỹ năng tay nghề cao để có thể thi công ở những bề mặt phức tạp, gồ ghề hay các điểm chồng mép,…

Do đó, khi chọn phương pháp này nên tìm hiểu kỹ và chọn lựa các đơn vị thi công có nhiều kinh nghiệm.

>> Xem thêm: Những yếu tố của môi trường tác động đến tính thẩm mỹ của tôn giả ngói

2.2. Sử dụng màng tự dính

Màng tự dính là một loại vật liệu dẻo được làm từ nhựa Bitum và SBS được sử dụng để phủ trên bề mặt sàn hoặc những vị trí chống thấm. Cách sử dụng màng tự dính cũng khá đơn giản, chỉ cần đặt trên sàn nhà hay bất cứ vị trí nào muốn chống thấm rồi lột lớp silicon phủ bên trên thì màng sẽ tự dính mà không cần tác động nhiệt như màng khó nóng.

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này chính là quy trình thi công vô cùng đơn giản, tiết kiệm được thời gian và an toàn hơn màng khò nóng.

Với khả năng bám dính cực tốt trên mọi bề mặt nên sản phẩm này được ứng dụng rộng rãi không chỉ với các công trình dân dụng mà còn sử dụng trong các công trình giao thông công cộng như hầm, đường, cầu, cống,...

Hiệu quả chống thấm của sản phẩm cũng được kiểm chứng và công nhận hoàn toàn không hề thua kém các sản phẩm chống thấm khác. 

Chống thấm sàn nhà bằng màng tự dính

Chống thấm sàn nhà bằng màng tự dính

Xét về mặt tuổi thọ và độ bền thì màng tự dính cũng chỉ đạt được thời gian sử dụng ngang bằng với màng khò nhiệt, tuy nhiên với một loại vật liệu thi công nhanh, chất lượng thì hoàn toàn có thể chấp nhận được. Nhược điểm của phương pháp này chính là việc xử lý mối nối giữa các tấm màng, và đến tận thời điểm này vẫn chưa có cách khắc phục triệt để.  

Trên đây là một vài cách chống thấm sàn nhà hiệu quả. Trang tin Tôn giả ngói hy vọng bài viết này có thể giúp bạn cải tạo nhà của mình tốt hơn vào mùa mưa để hạn chế bị thấm dột. 

Theo dõi Tonsongngoi.com ngay hôm nay biết thêm nhiều thông tin phong thủy, nhà ở, xây dựng kiến trúc và bảng báo giá tôn lợp mái mới nhất trên thị trường

TRANG THÔNG TIN TỔNG HỢP TÔN GIẢ NGÓI

Lê Hà

Lê Hà

Chia sẻ các thông tin về kiến trúc, xây dựng, mẫu nhà đẹp, mẹo phong thủy, cách chọn mua vật liệu xây dựng...
Bỏ túi kỹ thuật sơn tường nhà mà gia chủ nhất định phải biết
Top những cách lợp mái tôn không bị dột vào mùa mưa
Nhận xét sản phẩm