TÔN GIẢ NGÓI POMINA
trang thông tin tôn giả ngói mục xây dựng

Bỏ túi kỹ thuật sơn tường nhà mà gia chủ nhất định phải biết

Thứ 2, 15/05/2023, 15:41 GMT+7

Sơn tường là công việc không chỉ đòi hỏi tính kiên nhất và khéo léo mà nó còn yêu cầu những kỹ thuật cần thiết để ngôi nhà trông thật đẹp mắt và đạt được giá trị cao nhất. Từ quá trình chọn màu sơn đến quá trình sơn, tất cả được phối hợp ăn ý để mang lại thành quả xứng đáng. Dưới đây là những kỹ thuật sơn tường nhà hiệu quả mà gia chủ nhất định phải biết!

1. CÁC BƯỚC CẦN THIẾT TRONG KỸ THUẬT SƠN TƯỜNG NHÀ

  • Bước 1: Chuẩn bị và làm sạch bề mặt tường

Thông thường khi xây nhà bạn thường, gia chủ nhà cũng muốn sơn nhà ngay lập tức để để ngôi nhà trở nên đẹp hơn, tránh được sự ảnh hưởng của thời tiết, nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chuẩn bị bề mặt tường thật sạch đẹp sẽ quyết định tới 95% sự hoàn hảo của bức tường. Trước khi tiến hành sơn tổ ấm mới với bề mặt bê tông, bạn nên trét lớp vữa ít nhất trước 28 ngày, nếu không sơn sẽ khó bám dính và bụi bẩn dễ tấn công. Nếu bạn đang vội, thì có thể sử dụng nước tưới bề mặt tường và rửa hằng ngày, sau 10 ngày có thể tiến hành sơn.  Với khu vực tường cần sơn lại, nên kiểm tra và loại bỏ các lớp sơn đã hư hỏng cũng như nấm mốc và bụi bẩn.

kỹ thuật sơn tường nhà

Chuẩn bị và làm sạch bề mặt tường

Xử lý bề mặt tường được xem là một quy trình không thể thiếu trước khi sơn tường nhà 

  • Bước 2: Trám khe hở và dán bọc

Trước khi tiến hành phủ sơn, bạn nên dán lại những vết nứt, để đảm bảo bề mặt nhẵn nhất có thể. Đồng thời đối với các khung cửa sổ, của chính, phào chỉ, len tường,… để tránh bị bám sơn trong quá trình thi công.  Với những bề mặt tường cũ, nên trám lại một lớp vữa mới. Thay thế những bản lề gỗ có dấu hiệu mục rữa.

Bạn nên sử dụng vữa xi măng hay  bột chuyên dụng để lấp đầy các khe hở

  • Bước 3: Sơn lót hiệu quả

kỹ thuật sơn tường nhà

Sơn lót hiệu quả

Để đạt được hiệu quả sơn cao nhất, bạn nên sử dụng lớp sơn lót chất lượng cao. Nó giúp phục hồi bề mặt tường cũ, bảo vệ tường và tạo  bề mặt nhẵn bóng để dễ dàng sơn phủ. Nếu bạn đang sơn lại bề mặt đã bị phấn tróc và nấm mốc thì nên chọn loại sơn lót phù hợp để loại bỏ những tạp chất đó, nhờ vậy sẽ tăng tính kết dính cho lớp sơn mới. Với bề mặt gỗ thì nên sử dụng loại sơn có chất liệu vinyl. Bạn cũng cần lưu ý tới thời gian thấm và khô của sơn lót, để bề mặt hấp thụ được lượng sơn tốt nhất. Sau đó mới tiến hành sơn phủ. Không quá vội vàng và cần đủ thời gian để lớp sơn lót khô hoàn toàn

>> Xem thêm: Hướng dẫn chọn màu sơn trang trí theo tuổi 12 con giáp

  • Bước 4: Chọn màu và chất liệu sơn thích hợp

Trong quá trình chọn cần lưu ý tới 3 yếu tố: Sắc tố màu sơn, độ bám dính và tính năng đi kèm. Với những loại sơn chất lượng cao, chúng giúp tăng độ kết dính của sơn nhờ đó màu sắc sẽ bám chắc và lâu phai. Kiểm tra về chất lượng trên những trang thông tin  uy tín và được kiểm định. 

  kỹ thuật sơn tường nhà

Chọn màu và chất liệu sơn thích hợp

Có rất nhiều sự chọn lựa cho màu sơn. Hãy lưu ý tới thiết kế và màu sơn yêu thích của bạn và tham khảo ý kiến từ nhiều chuyên gia để có sự phối màu hợp lý nhất, tránh lạm dụng khiến cho căn nhà trở nên kém tinh tế. Bạn cũng có thể sử dụng những gam màu đang thịnh hành hoặc những màu sơn dễ phối như trắng hay xanh trời,..

  • Bước 5: Phun và lăn sơn

  kỹ thuật sơn tường nhà

Phun và lăn sơn

Bạn thể sử dụng phương pháp phun và lăn sơn. Nó yêu cầu tối thiểu là hai người. Một sẽ sử dụng dụng cụ phun sơn thật nhanh và đều lên bề mặt tường, người còn lại sẽ theo sát và dùng con lăn sơn lăn đều trên bề mặt tường. Phương pháp này sẽ tiết kiệm được thời gian và mang lại bề mặt ưng ý.

Nó đòi hỏi sự nhanh nhạy và phối hợp nhịp nhàng giữa hai người. Nên sơn từ trên xuống dưới và sơn ở những khu vực tường lớn rồi mới tiến hành sơn chi tiết. Sau lớp sơn đầu đã khô ráo hoàn toàn thì bạn nên tiến hành sơn thêm một lớp ngoài nữa, để giúp tường nhà được đều sơn và bám màu lâu. 

  • Bước 6: Hoàn thiện các chi tiết

kỹ thuật sơn tường nhà

Hoàn thiện các chi tiết

Tới lúc này bạn mới tiến hành sơn các mảng tường trang trí, cửa sổ, bản lề. Trong quá trình sơn cũng nên bọc kín những mảng tường đã được sơn để không bị lem ra những khu vực liền kề.  Nên sử dụng những cây cọ sơn nhỏ và linh hoạt. Đây là công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ và chau chút, nên bạn cần lưu ý sơn kỹ và không quá vội vàng để ngôi nhà trông thật gọn gàng và đẹp mắt.

2. MỘT SỐ LƯU Ý NHỎ TRONG QUA TRÌNH SƠN

  • Không được để sơn bị khô lại và đông cứng

Việc không sử dụng hết thùng sơn và bảo quản sơn không đúng cách sẽ khiến sơn bị khô lại và khó sử dụng. Vậy nên cần lưu ý bảo quản sơn để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sơn

  • Sơn tường vào những ngày nắng ráo

Thời tiết cũng sẽ ảnh hưởng tới quá trình sơn.  Tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời vì nó sẽ khiến sơn khô rất  nhanh, khiến sơn dễ bong tróc. Thời tiết quá gió cũng làm cho lớp sơn khô nhanh và dễ bám bụi. Đặc biệt là nên hạn chế sơn vào những ngày mưa.

  • Sử dụng găng tay và đồ bảo hộ

Một số loại sơn sẽ bám dính rất chặt và khó loại bỏ nếu chỉ rửa qua bằng nước. Vậy nên bạn cần sử dụng găng tay và đồ bảo hộ chuyên dụng để bảo vệ cơ thể. Với những công trình cũ nên di dời các vật dụng và nội thất trong nhà rồi tiến hành sơn, hoặc sử dụng giấy dán bọc kín bề mặt. 

>> Xem thêm: Điểm danh những cách phối màu sơn cho biệt thự đẳng cấp

Trên đây là quy trình và kỹ thuật sơn tường nhà mà gia chủ cần nắm để kiếm soát quá trình thi công tốt hơn. Trang tin Tôn giả ngói hy vọng bài viết này sẽ đem lại nhiều kiến thức hữu ích cho các gia chủ chuẩn bị xây nhà. 

Theo dõi Tonsongngoi.com ngay hôm nay biết thêm nhiều thông tin phong thủy, nhà ở, xây dựng kiến trúc và bảng bảo giá tôn chống nóng mới nhất trên thị trường.

TRANG THÔNG TIN TỔNG HỢP TÔN GIẢ NGÓI

 

Lê Hà

Lê Hà

Chia sẻ các thông tin về kiến trúc, xây dựng, mẫu nhà đẹp, mẹo phong thủy, cách chọn mua vật liệu xây dựng...
Phong thủy màu sơn nhà theo tuổi cho 12 con giáp
So sánh Tôn Pomina và Tôn Việt Pháp: Chất lượng, giá cả, phân phối
Nhận xét sản phẩm