TÔN GIẢ NGÓI POMINA
vật liệu xây dựng

Top 11 vật liệu chống nóng cho trần nhà hiệu quả nhất

Thứ 6, 19/07/2024, 09:02 GMT+7

Nước ta vào những ngày trời nắng nóng thì cả 3 miền nhiệt độ đều lên rất cao, do vậy mà trần nhà cũng sẽ nóng lên sẽ gây khó chịu thậm chí là sốc nhiệt trong việc học tập, làm việc sinh hoạt. Dưới đây là top 11 vật liệu chống nóng trần nhà mà tonsongngoi.com chia sẽ đến bạn.  

1. TRỒNG CÂY XUNG QUANH NHÀ, TRÒNG DÂY LEO TRỀN MÁI  

Đây là cách thường được áp dụng tại những nhà có diện tích đất rộng. Xung quanh nhà bạn có thể trồng thêm một số cây ăn trái có tán lớn như vú sữa, xoài, nhãn,...để khi cây lớn một phần tán của những cây xung quanh “gánh” bớt nắng cho phần mái. Khi đó bạn vừa có thể chống nóng cho trần nhà vừa có một vườn cây ăn trái vô cùng tuyệt vời. Với những nhà có diện tích nhỏ hơn bạn có thể mua một vài giống hoa leo, dây leo để trồng cho nó leo lên mái nhà, ban công,...vừa thẩm mỹ lại vừa mang hiệu quả chống nóng

Top 11 vật liệu chống nóng cho trần nhà hiệu quả nhất

Xung quanh nhà có nhiều cáy cối cũng sẽ giúp ngôi nhà mát hơn

Với những nhà có sân thượng thì hãy thử mua thùng xốp để trồng rau hoặc cây ngắn ngày như đậu bắp, rau cải, cà tím,...những loại cây này không phải chăm sóc nhiều, vào mùa đông cũng dễ dàng thu gọn. Với cách này thì hạn chế để nước thấm xuống nền sân thượng nhé vì sẽ dễ gây là hiện tượng thấm nền.

2. SỬ DỤNG XỐP XPS HOẶC EPS

Vật liệu chống nóng trần nhà mà nhiều gia chủ thầu thợ sử dụng nhiều là xốp XPS hoặc EPS 

  • XPS là vật liệu  xốp có tỷ trọng cao, độ bền rất cao, dễ liên kết xốp chặt chẽ, không thấm nước do tính chất được hàn kín và có bọt. Khả năng thấm nước cực thấp chỉ 1% thể tích do vật khi sử dụng cho trần mái sân thượng rất thích hợp, dù mưa không lo thấm, dù nắng không lo bị nóng

  • Xốp XPS có một ưu điểm nữa là khá nhẹ nên giảm thiểu trọng lượng cho phần kèo và mái so với việc đổ bê tông hay ngói. Thêm vào đó thì vật liệu này cũng dễ dàng cắt ghép theo diện tích phù hợp nên thi công khá nhanh và tiết kiệm chi phí. Xốp XPS không gây hại cho sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Top 11 vật liệu chống nóng cho trần nhà '

Nhiều ngôi nhà của khu vực Miền Bắc thường áp dụng lợp thêm xốp XPS

Cách thi công: làm lớp bê tông cố định bên dưới cùng, phủ lên trên lớp màng chống thấm, tiếp đến là đặt tấm xốp XPS lên trên (độ dày tùy theo từng gia chủ), rồi lát gạch lên trên để hoàn thiện lớp cách nhiệt chống nóng cho trần mái.

>> Xem thêm: Xây nhà nên khoán hay tự mua vật liệu

3. DÙNG GẠCH LỖ SIÊU NHẸ CÁCH NHIỆT

Vật liệu chống nóng trần nhà tiếp theo trong danh sách này là gạch lỗ siêu nhẹ cách nhiệt. Đây là loại gạch với ưu điểm là chịu nhiệt cao, có lỗ rỗng, nên mang đến khả năng cách nhiệt tốt. Với cấu tạo là lỗ rỗng, khi nhiệt truyền qua lớp gạch trên, không khí trong lỗ sẽ giúp giảm bớt nhiệt lượng truyền xuống. Hiện có nhiều loại trên thị trường  (gạch 4 lỗ, gạch 6 lỗ), khi xây gạch, chú ý xây hướng lỗ theo hướng gió để giúp dễ làm mát không khí trong gạch.

Loại gạch này được dùng nhiều vì giá thành rẻ, dễ thi công nhưng có điểm yếu là nặng hơn so với xốp và dễ bị thấm. Khi thi công gạch cần làm lớp chống thấm bên dưới đúng kỹ thuật. Giải pháp chống thấm sau khi sử dụng gạch như làm cho tường sẽ mang lại hiệu quả cao.

4. CÁCH NHIỆT BẰNG LỚP THẠCH CAO VÀ BÔNG TRONG NHÀ

Đối với trần mái nhà đã xây cũ và ngại cải tạo bề mặt trần mái, thi gia chủ có thể sử dụng lớp thạch cao phía trong nhà gần sát mái và đặt bông thủy tinh hoặc bông khoáng phía trên thạch cao. Bông thủy tinh Glasswool và bông khoáng là một trong những vật liệu cách nhiệt cho trần nhà hiệu quả nhất. Ngoài ra vật liệu chống nóng trần nhà này dùng chống cháy cho nhà cũng rất tốt. Bông khoáng thì hiệu quả hơn bông thủy tinh.

11 vật liệu chống nóng cho trần nhà hiệu quả nhất

Lớp trần thạch cao thường được áp dụng ở những ngôi nhà máy tôn

5. SỬ DỤNG ỐNG THÔNG GIÓ

Thông gió là vật liệu chống nóng trần nhà dễ thực hiện, được các chủ thầu ứng dụng nhiều cho các công trình nhà cấp 4 mái tôn. Ngoài ra nếu gia chủ kết hợp khi sử dụng mái tôn lạnh và ống thông gió thì không chỉ không khí trong ngôi nhà không chỉ thoáng mát mà còn giúp gia chủ giảm tiêu hao năng lượng điện, tiết kiệm chi phí sinh hoạt.

Top vật liệu chống nóng cho trần nhà hiệu quả nhất

Ống thông gió nhà xưởng 

>> Xem thêm: Top 11 cửa hàng vât liệu nội thất tại TP HCM uy tín hàng đầu

6. SƠN CÁCH NHIỆT CHO MÁI TÔN VÀ TƯỜNG NHÀ

Sơn cách nhiệt là Vật liệu chống nóng trần nhà thường được dùng cho các ngôi nhà mái tôn. Cách này vừa nhanh chóng, thực hiện dễ mà còn tăng khả năng cách nhiệt và cách âm. Sơn cách nhiệt là loại sơn đặc biệt, có ưu điểm là tạo mạng liên kết tốt hơn so với sơn thông thường, giúp phản xạ ánh sáng mặt trời, giảm hấp thụ nhiệt.  Chi phí thực hiện cũng không quá cao khi dùng sơn cách nhiệt.

Top các vật liệu chống nóng cho trần nhà hiệu quả nhất

Sơn chống nóng mái tôn có thể làm nhiệt độ giảm từ 10-20 độ C

7. LẮP MÁI HIÊN CHE NẮNG

Nếu mái nhà của bạn quá khó để cải tạo và chống nóng thì có thể Sử dụng mái hiên, rèm che, giàn mành bằng gỗ, tre nứa cho hệ thống cửa sổ, cửa chính để giảm lượng nhiệt hấp thụ vào nhà. Cách này được sử dụng nhiều ở các ngôi nhà cấp 4. Thêm vào đó bạn có thể sử dụng rèm để ngăn tác động trực tiếp của tia UV. Nếu áp dụng cách này không chỉ là giải pháp cách nhiệt mà còn bảo vệ hệ thống cửa, đồ dùng nội - ngoại thất.

vật liệu chống nóng cho trần nhà

Mái hiên chống nóng với chi phi thực hiện cũng rất phải chăng

>> Xem thêm: Tổng hợp 10 hãng sơn tốt nhất hiện nay không thể bỏ lỡ

8. CÁCH NHIỆT BẰNG MÁI TÔN XỐP, MÁI NGÓI

  • Mái tôn xốp: Bạn có thể dụng tốn xốp 2 lớp để cách nhiệt tuy nhiên cần xây dựng khung chắc chắn trên tầng mái. Khi áp dụng vật liệu chống nóng cho trần nhà này, tầng mái sẽ rất thoáng, không bị nóng, không bị ngấm nước mùa mưa nếu nền bê tông không được xử lý tốt. 
  • Mái ngói: Lợp ngói là cách chống nóng tốt hoàn hảo chỉ với nhược điểm là giá thành hơi cao. Lợp ngói có thể áp dụng cho nhà cấp 4, nhà 2 tầng, 3 tầng,..đều được.  Nếu gia chủ có điều kiện có thể  kết hợp với lớp bông khoáng hoặc bông thủy tinh thì cách nhiệt vô cùng hiệu quả.

vật liệu chống nóng cho trần nhà hiệu quả'

Mái tôn lạnh Solar của Tôn Pomina mang lại khả năng chống nóng tốt hơn gấp 3 lần tôn lạnh thông thường

9. SỬ DỤNG TẤM PANEL LÀM TRẦN

Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều loại Panel cách nhiệt dạng tấm. Việc sử dụng tấm Panel làm vật liệu chống nóng cho trần nhà được nhiều gia chủ và thầu thợ áp dụng đặc biệt là xây dựng nhà trọ, nhà xưởng hay nhà ở. Lựa chọn tấm Panel để làm trần cách nhiệt không chỉ hiệu quả mà còn thi công nhanh, chi phí nhân công và bảo trì. Bên cạnh đó, mẫu mã Panel đa dạng, nhiều màu sắc nên các chủ doanh nghiệp, chủ nhà xưởng không phải lo lắng về mặt thẩm mỹ.

11 vật liệu chống nóng cho trần nhà

Panel với 2 lớp tôn trên và dưới cùng lớp xốp chính giữa nên khả năng cách nhiệt rất tốt

10. TRẦN PANEL CÁCH NHIỆT CHỐNG CHÁY

Ngoài những Tấm Panel cách nhiệt bạn có thể chọn những mẫu panel chống cháy, nó sẽ mang liệu có hiệu quả cách nhiệt và chống cháy. Sử dụng loại vật liệu này trong các nhà xưởng có nguy cơ cháy cao hoặc kho hàng cần đạt chuẩn chống cháy.

>> Xem thêm: Top 12 hãng tôn tốt nhất hiện nay: Ưu điểm - Nhược điểm

11. LÓT TRẦN BẰNG TÚI KHÍ CÁCH NHIỆT

Trong trường hợp trần đã được làm từ trước và khó có thể cải tạo, nhưng những khi trời nóng  thay đổi nên trần bị nóng lên, bạn có thể có thể sử dụng túi khí cách nhiệt để lót dưới trần. Ngoài ra để gia tăng thêm hiệu quả cách nhiệt  có thể sử dụng túi khí kèm theo một số vật liệu cách nhiệt khác.

Top  vật liệu chống nóng cho trần nhà

Túi khí cách nhiệt chống nóng nhà mái tôn rất tốt

Trên đây là top 11 vật liệu chống nóng trần nhàtonsongngoi.com chia sẽ đến bạn. Hy vọng bạn sẽ tìm được một loại vật liệu chống nóng tốt và phù hợp cho công trình của mình. Theo dõi chúng tôi ngay hôm nay để được cập nhật giá tôn cách nhiệt mới nhất trên thị trường.

TRANG THÔNG TIN TỔNG HỢP TÔN GIẢ NGÓI

Trúc Nhi

Trúc Nhi

Mình là một freelancer tự do làm khá nhiều công việc khác nhau nhưng một trong những công việc và kỹ năng đáng tự hào nhất của mình là nghề viết. Lĩnh vực hoạt động thường xuyên là viết blog và viết bài quảng cáo hoặc SEO.
Xây nhà nên khoán hay tự mua vật liệu?
Nhận xét sản phẩm