TÔN GIẢ NGÓI POMINA
trang thông tin tôn giả ngói mục xây dựng

Giếng trời là gì? Có nên làm giếng trời ở cầu thang không?

Thứ 5, 20/07/2023, 16:28 GMT+7

Giếng trời là gì? Có nên làm giếng trời ở cầu thang không? Cách thiết kế giếng trời ở cầu thang hiệu quả? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc này nhé.

1. GIẾNG TRỜI LÀ GÌ?

Giếng trời, hay còn được gọi là skylight, là một yếu tố kiến trúc được thiết kế để cho ánh sáng và gió tự nhiên đi vào ngôi nhà. Nó chủ yếu giúp thu thập ánh sáng mặt trời từ bên ngoài và phân tán nó khắp không gian bên trong.

Có nên làm giếng trời ở cầu thang không?

Giếng trời là gì

Hệ thống thông gió của giếng trời hoạt động dựa trên nguyên tắc cân bằng áp suất tự nhiên trong không khí, tạo điều kiện cho sự lưu thông không khí một cách đều đặn, từ đó đẩy khí nóng ra ngoài và hút không khí mát vào trong.

Giếng trời thường được áp dụng phổ biến trong các công trình dân dụng, thương mại và cư dân. Khả năng lấy sáng và thông gió hiệu quả của giếng trời giúp giảm thiểu việc sử dụng điện năng nhân tạo, từ đó giảm chi phí và đóng góp vào bảo vệ môi trường.

2. CÓ NÊN LÀM GIẾNG TRỜI Ở CẦU THANG KHÔNG?

Để trả lời cho câu hỏi có nên làm giếng trời ở khu vực cầu thang không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những ưu điểm và hạn chế khi thiết kế giếng trời ở cầu thang nhé.

2.1 Ưu điểm

Thiết kế nhà ở có giếng trời ở cầu thang mang lại một số lợi ích sau:

2.1.1 Giúp lấy gió và lưu thông không khí

Đặt giếng trời ở vị trí trên cầu thang giúp hấp thụ gió tự nhiên vào nhà. Đồng thời, tận dụng hiệu ứng ống khói giúp cho ngôi nhà luôn thoáng mát, cho luồng không khí từ bên ngoài lưu thông đến tất cả các góc của căn nhà.

Các căn nhà phố hoặc nhà ống với ba mặt tường thường bị bịt kín, không thể mở cửa sổ để nhận ánh sáng và gió tự nhiên. Vì thế, việc sử dụng giếng trời ở khu vực cầu thang của nhà ống hay nhà phố trở thành một giải pháp hiệu quả để thông gió, giảm bớt cảm giác ngột ngạt và kín kẽ trong ngôi nhà.

>>Xem thêm: Điểm danh những cách phối màu sơn cho biệt thự đẳng cấp

2.1.2 Lấy ánh sáng tự nhiên

Giếng trời không chỉ giúp đón gió mà còn tận dụng ánh sáng tự nhiên, phân bổ nó đều cho từng tầng. Thiết kế giếng trời ở vị trí cầu thang thực sự mang lại hiệu quả lấy sáng tốt hơn so với các vị trí khác. 

Có nên làm giếng trời ở cầu thang không? Ưu điểm của giếng trời

Giếng trời giúp lấy ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên từ giếng trời sẽ lan tỏa đều vào các không gian trong ngôi nhà. Điều này giúp giảm sự phụ thuộc vào ánh sáng nhân tạo, từ đó giảm tiêu thụ điện năng và giúp chủ nhà tiết kiệm tiền điện hàng tháng. Ngoài ra, ánh sáng tự nhiên cũng tạo ra môi trường sống thoải mái, góp phần tăng cường sức khỏe và tinh thần cho cư dân trong ngôi nhà.

2.1.3 Tạo điểm nhấn nổi bật làm tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà

Có nên làm giếng trời ở cầu thang không? Như chúng ta thấy, những căn nhà phố hoặc nhà ống thường có đặc điểm là chiều dài và chiều rộng chênh lệch lớn, dẫn đến sự mất cân đối trong cách phân bổ ánh sáng. Điều này có thể làm cho không gian nhà trở nên mờ mịt và ánh sáng không đều khắp nơi. 

Do đó, việc thiết kế giếng trời ở khu vực cầu thang sẽ giúp khắc phục hạn chế này. Bố cục căn nhà trở nên hợp lý và cân đối hơn sẽ làm cho căn nhà trở nên sáng sủa và thoáng mát hơn.

2.1.4 Cân bằng phong thủy cho nhà ở

Theo quan niệm phong thủy, giếng trời có hình ống và thông thẳng lên trời được coi là mang lại vượng khí và mang lại may mắn, phú quý cho gia chủ.

Có thể đặt giếng trời ở nhiều vị trí khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm không gian và sở thích của gia chủ. Giếng trời có thể được thiết kế giữa phòng khách, trong nhà bếp, cạnh phòng ăn, hoặc phòng tắm,...

Có nên làm giếng trời ở cầu thang không? Giếng trời giúp cân bằng phong thủy nhà ở

Giếng trời giúp cân bằng phogn thủy nhà ở

Tuy nhiên, giếng trời cầu thang được ưa chuộng hơn cả. Điều này phù hợp với hầu hết không gian nhà ở, đặc biệt là nhà phố có diện tích nhỏ. Giếng trời tại cầu thang giúp tận dụng không gian trống này để mang ánh sáng và năng lượng gió vào nhà.

Không những thế, cầu thang thường nằm ở trung tâm ngôi nhà là vị trí lý tưởng để thiết kế giếng trời. Điều này đồng nghĩa với việc hội tụ phong thủy tốt vào nhà, mang đến sự bình an và thịnh vượng tối đa cho gia chủ.

>>Xem thêm:Gợi ý các mẫu mái nhà cấp 4 đẹp, ấn tượng năm 2023

2.2 Hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật kể trong, việc thiết kế giếng trời ở cầu thang cũng có một số hạn chế như:

2.2.1 Làm khuếch đại âm thanh trong không gian

Giếng trời không chỉ dẫn truyền ánh sáng và không khí mà còn có khả năng dẫn truyền các tiếng ồn từ bên ngoài vào nhà. Đặc biệt, khi thiết kế sâu và thông tầng, giếng trời có thể làm khuếch đại âm thanh bên trong ngôi nhà, gây khó chịu cho các thành viên trong gia đình. 

Đến đây có lẽ bạn đang do dự không biết có nên làm giếng trời ở cầu thang không. Bạn đừng lo, nhược điểm này có thể khắc phục bằng cách xây dựng hệ thống tường, vách ngăn trong nhà có khả năng cách âm tốt. Điều này giúp giảm thiểu tiếng ồn và tạo ra không gian yên tĩnh và thoải mái hơn trong ngôi nhà.

2.2.2 Gây bất tiện khi trời mưa bão

Cấu trúc giếng trời mở ra một không gian phía trên mái của ngôi nhà. Tuy nhiên, trong mùa mưa và bão, thiết kế này có thể gây ra nhiều bất tiện, như nước mưa xâm nhập vào bên trong nhà gây ngập lụt, ẩm ướt và trơn trượt. 

Có nên làm giếng trời ở cầu thang không? Nhược điểm của giếng trời

Nhược điểm của giếng trời

Tuy nhiên, bằng cách xây dựng hệ thống mái che di động và hệ thống thoát nước hiệu quả, bạn có thể khắc phục tối đa tình trạng trên. Điều này sẽ giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi tác động của thời tiết xấu và giữ cho không gian bên trong khô ráo, an toàn và thoải mái.

2.2.3 Ảnh hưởng đến tuổi thọ của các vật dụng trong nhà

Thiết kế giếng trời bên trong ngôi nhà có thể ảnh hưởng và làm giảm tuổi thọ của đồ đạc. Nguyên nhân là do ánh nắng trực tiếp chiếu vào các vật phẩm trong nhà, làm cho chúng dễ bị bạc màu. Để giảm tác động này, gia chủ cần lựa chọn vị trí đặt giếng trời một cách hợp lý, tránh để các vật phẩm dễ bị bạc màu nằm dưới giếng trời.

>>Xem thêm: Những lợi ích khi xây nhà 2 tầng - Gợi ý mẫu nhà 2 tầng đẹp

3. THIẾT KẾ GIẾNG TRỜI CẦU THANG NHƯ THẾ NÀO?

Đến đây, chắc hẳn các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên làm giếng trời ở cầu thang không rồi. Giờ thì hãy bắt tay tìm hiểu cách thiết kế giếng trời cầu thang như thế nào để đảm bảo giếng trời phát huy hết công năng và hạn chế được những nhược điểm.

3.1 Đỉnh giếng trời

Đỉnh giếng trời là vị trí quan trọng để đón ánh nắng tự nhiên và tạo vẻ đẹp cho bức tường giếng. Khi lợp giếng trời, bạn có thể dùng nhiều vật liệu như khung sắt, nhựa, hoặc kính. Lợp giếng trời bằng khung sắt có thể được thiết kế với các hoa văn đẹp mắt, khiến ánh nắng tạo bóng lên tường rất ấn tượng.

Có nên làm giếng trời ở cầu thang không? Cách thiết kế giếng trời

Thiết kế đỉnh giếng trời

Còn với mái che bằng nhựa hoặc kính, bạn có thể lựa chọn các tấm kính và nhựa có màu sắc phù hợp để giảm độ sáng bên ngoài. Dù lợp mái giếng trời bằng vật liệu gì, việc có khung sắt là cần thiết để tạo độ chắc chắn cho mái giếng.

3.2 Thân giếng trời

Trong cấu trúc thiết kế giếng trời, phần thân giếng sẽ là điểm nhấn tạo vẻ đẹp cho ngôi nhà. Từ ánh sáng tự nhiên bên ngoài, bạn có thể tạo ra một bức tranh trên tường giếng trời bằng cách xây, lát gạch, hoặc ốp gạch trang trí, cũng như treo cây xanh để tăng thêm tính thẩm mỹ và sự sinh động.

Có nên làm giếng trời ở cầu thang không? Thiết kế thân giếng trời

Thiết kế thân giếng trời

Trong quá trình thiết kế trang trí tường giếng trời, điều quan trọng cần lưu ý là phối hợp các vật liệu nhẵn giúp giếng trời có khả năng cách âm tốt nhất. Vì giếng trời là một thiết kế dạng thông tầng, giao tiếp với môi trường bên ngoài, việc thông gió tự nhiên có thể gây ảnh hưởng đến âm thanh trong nhà. 

>>Xem thêm:  Báo giá nhân công xây nhà cấp 4 năm 2023 đầy đủ, chi tiết nhất

3.3 Đáy giếng trời cầu thang

Phần đáy giếng là khu vực bạn có thể tận dụng để trang trí và tạo thêm không gian xanh trong ngôi nhà của mình. Tại đây, bạn có thể thiết lập một khu vườn nhỏ, hòn non bộ, tiểu cảnh, hay hồ cá nhỏ để tạo điểm nhấn sinh khí. 

Có nên làm giếng trời ở cầu thang không? Thiết kế đấy giếng trời

Thiết kế đáy giếng trời

Ngoài ra, nếu bạn trồng thêm một số cây xanh hoặc dây leo, đáy giếng sẽ trở thành một khu vực độc đáo và thú vị trong ngôi nhà của bạn. Điều này tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình tận hưởng không gian xanh và thư giãn ngay tại nhà, không cần ra ngoài.

3.4 Hướng đặt giếng trời

Đặt giếng trời ở giữa nhà thật sự là một giải pháp thông minh để tận dụng ánh sáng và không khí tự nhiên cho toàn bộ không gian sống. Hướng Đông Nam hoặc Nam là hai hướng lý tưởng để đặt giếng trời, vì đây là các hướng có xu hướng nhận được nhiều ánh sáng mặt trời trong suốt một ngày.

Có nên làm giếng trời ở cầu thang không? Vị trí đặt giếng trời

Hướng giếng trời phù hợp

3.5 Kích thước cửa giếng trời

Nếu ngôi nhà đã có nhiều cửa sổ, giếng trời nên chiếm khoảng 5% diện tích sàn là một phương án tối ưu. Điều này đảm bảo giữ cho ngôi nhà không bị quá nhiều ánh sáng tự nhiên hoặc quá ít, tạo môi trường sống thoải mái và thoáng đãng.

Có nên làm giếng trời ở cầu thang không? Thiết kế kích thước giếng trời

Thiết kế kích thước giếng trời

Trong trường hợp nhà phố, nhà ống có ít cửa sổ, nên thiết kế giếng trời với diện tích từ 4m2 - 6m2 là phù hợp. Điều này sẽ đảm bảo giữ cho không gian sống tối ưu hóa lấy ánh sáng và không khí tự nhiên, giúp giảm thiểu việc sử dụng điện năng nhân tạo và tăng cường sự thông thoáng cho ngôi nhà.

>>Xem thêm:  Tổng hợp các công ty xây nhà trọn gói uy tín, chuyên nghiệp nhất hiện nay

Với toàn bộ những thông tin mà Trang tin Tôn giả ngói cung cấp trên đây hẳn bạn có thể tự đưa ra lời giải đáp cho câu hỏi: có nên làm giếng trời ở cầu thang không? Bên cạnh đó là cách thiết kế cũng như khắc phục những nhược điểm gặp phải ở giếng trời. 

Theo dõi chúng tôi ngay hôm nay biết thêm nhiều thông tin phong thủy, nhà ở, xây dựng kiến trúc và bảng giả tôn lạnh mới nhất trên thị trường.

TRANG THÔNG TIN TỔNG HỢP TÔN GIẢ NGÓI

Trúc Nhi

Trúc Nhi

Mình là một freelancer tự do làm khá nhiều công việc khác nhau nhưng một trong những công việc và kỹ năng đáng tự hào nhất của mình là nghề viết. Lĩnh vực hoạt động thường xuyên là viết blog và viết bài quảng cáo hoặc SEO.
Top 20 các công ty xây nhà trọn gói uy tín, chuyên nghiệp hiện nay
So sánh Tôn Pomina và Tôn Việt Pháp: Chất lượng, giá cả, phân phối
Nhận xét sản phẩm